Vôi cục (hay còn gọi là vôi sống) không chỉ là sản phẩm hữu ích trong xây dựng mà còn có tác dụng rất tuyệt vời trong đời sống, thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ vôi sống là gì và ứng dụng của vôi sống ra sao. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của loại vôi cục này là như thế nào nhé!
1. Vôi sống là gì?
Vôi cục có tên khoa học là Canxi Oxit và là một hợp chất vô cơ. Công thức hóa học của vôi sống là CaO. Ngoài tên gọi thông thường, vôi sống còn được biết đến với cái tên khác như canxia hay vôi nung.
2. Quy trình sản xuất vôi sống cho tới khi ra thành phẩm
Trong công nghiệp, người ta sử dụng lò xây bằng gạch chịu lửa và sản xuất vôi sống theo công nghệ nung liên tục. Lò nung vôi công nghiệp có nhiều ưu điểm là sản xuất vôi liên tục và không gây ô nhiễm môi trường. Sau một thời gian nhất định, người ta nạp nguyên liệu (đá vôi, than) vào lò, vôi sống được lấy ra qua cửa ở đáy lò, khí CO2 được thu qua cửa lò sản xuất muối cacbonat, nước đá khô.
Chất lượng vôi sống phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu đá vôi và hiệu quả làm việc của lò.
Việc sản xuất vôi thường đi đôi với sản xuất bột nhẹ, CaCO3, tạo thành do phản ứng giữa sữa vôi và CO2, một sản phẩm phụ quan trọng.
3. Vôi sống có tác dụng gì?
3.1. Công dụng của vôi sống đối với công nghiệp xây dựng
Một trong những nguyên vật liệu trong xây dựng. Khi vôi sống tác dụng với nước sẽ trở thành vôi tôi và được sử dụng trong các loại vữa để làm tăng độ liên kết và độ cứng.
3.2. Công dụng của vôi sống với công nghiệp sản xuất
- Được sử dụng trong sản xuất thủy tinh
- Loại bỏ các tạp chất trong sản xuất kim loại và hợp kim như thép, nhôm, magie,…
- Giống một thành phần chống đông hiệu quả trong ngành vệ sinh
- Dùng để làm mềm như chất kết bông và keo
- Là chất dùng để làm tinh khiết axit citric, glucoza, các thuốc nhuộm
3.3. Công dụng của vôi sống với xử lý nước thải
- Được sử dụng trong xử lý nước và nước thải nhằm giảm độ chua, hoặc để loại bỏ các tạp chất phốt phát và một số tạp chất khác
- Kiểm soát ô nhiễm trong các máy lọc hơi để khử các khí thải gốc lưu huỳnh và xử lý nhiều chất lỏng
3.4. Công dụng của vôi sống đối với việc làm gốm
- Là loại trợ chảy cơ bản cho các loại men nung vừa và nung cao
- Làm cho men sau nung cứng hơn, có độ chống trầy xước và ăn mòn axit tốt hơn
- Dùng giảm độ nhớt của men có hàm lượng silica cao
Ngoài những tác dụng trên, vôi sống hút ẩm rất tốt. Vôi sống giữ cho bề mặt kim loại của hệ thống nồi hơi khô và chống ăn mòn.
4. Vôi sống có độc không? Có nguy hiểm không?
Vôi sống khi gặp nước sẽ phản ứng thành dung dịch Ca(OH)2 có tính kiềm, có khả năng gây bỏng da. Hóa chất này được phép dùng trong công nghiệp thực phẩm dưới ký hiệu E526 như chế biến đường, nấu bánh đúc, thay thế cho baking soda trong việc làm thức ăn mau nhừ, giúp dưa chua được giòn,…
Nhưng chỉ được phép dùng Ca(OH)2 ở cấp thực phẩm, tức phải có độ tinh khiết cao, còn calcium hidroxide ở cấp công nghiệp, tức calcium hidroxide thu được từ phản ứng của vôi công nghiệp với nước chắc chắn không được, do còn lẫn những hóa chất không được phép dùng trong thực phẩm.
Việc vô tình nuốt phải calcium hydroxide có thể gây đau họng dữ dội. Loại ngộ độc này cũng có thể làm cho pH máu quá kiềm, có thể gây tổn thương nội tạng. Bên cạnh đó, phơi nhiễm bên ngoài với calcium hydroxide có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Tiếp xúc với da có thể gây bỏng, kích thích đau và hoại tử; tiếp xúc với mắt có thể gây đau đớn và mất thị lực nghiêm trọng có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn…
5. Cách bảo quản vôi sống
Vôi sống sau khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín, tránh việc vôi tác dụng với hơi nước trong không khí làm giảm chất lượng. Nên tôi càng sớm càng tốt hoặc nghiền nhỏ.
Vôi nhuyễn cần được ngâm trong các hố có lớp cát hoặc nước phủ bên trên, chiều dày từ 10 – 20cm nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc của vôi với khí cacbonic trong không khí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY TNHH KS KIM HẢI
Địa chỉ: 92/58 Vườn Lài, P. An Phú Đông, Q.12, TPHCM
Email: kimtaidaihai@gmail.com
Hotline: 0934 162 821