Bạn đang xem bài viết AgNO3 là gì? Những thông tin cần lưu ý về hợp chất này  tại Khoangsanvina.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

AgNO3 là một hợp chất quá đỗi quen thuộc với những người yêu thích hóa học. Ngoài được ứng dụng trong hóa phân tích chúng còn là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngàng công nghiệp sản xuất, y tế. Bài viết dưới đây Khoangsanvina.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểm AgNO3 là gì, những tính chất đặc trưng, cách điều chế cũng như những ứng dụng quan trọng của chúng trong thực tiễn.

1. AgNO3 là gì? 

AgNO3 là công thức hóa học của bạc nitrat. Đây là một hợp chất phổ biến của bạc với axit nitric, có nhiều tên gọi khác nhau như bạc đơn sắc, muối axit nitric (I), …

Hóa chất này được biết đến như một tinh thể không màu, dễ hòa tan trong nước. Dung dịch AgNO3 chứa một lượng lớn các ion bạc, chính vì vậy mà nó có đặc tính oxy hóa mạnh và có tính ăn mòn nhất định. 

Đây là hóa chất được sử dụng phổ biến hiện nay để mạ bạc, phản chiếu, in ấn, trong y học, nhuộm tóc… 

AgNO3 là gì

AgNO3 là gì

2. Cấu tạo phân tử của AgNO3 Bạc Nitrat

Cấu tạo phân tử của AgNO3 Bạc Nitrat

Cấu tạo phân tử của AgNO3 Bạc Nitrat

3. Những tính chất lí hóa của nitrat bạc

3.1 Tính chất vật lí của AgNO3 là gì? 

  • Là một tinh thể dễ vỡ, trong suốt không màu.
  • Hòa tan trong nước và amoniac, ít tan trong ethanol khan, và gần như không hòa tan trong axit nitric đậm đặc.
  • Dung dịch của nó có tính axit yếu, tính oxy hóa mạnh và có tính ăn mòn nhất định.

KHỐI LƯỢNG RIÊNG

5.35 g/cm3

ĐIỂM NÓNG CHẢY

212 °C (485 K; 414 °F)

ĐIỂM SÔI

444 °C (717 K; 831 °F)

ĐỘ HÒA TAN TRONG NƯỚC

1220 g/L (0 °C)

2160 g/L (20 °C)

4400 g/L (60 °C)

7330 g/L (100 °C)

ĐỘ HÒA TAN

hòa tan trong acetone, Amoniac, Ete, Glyxerol

CHIẾT SUẤT (ND)

1.744

3.2 Những tính chất hóa học của AgNO3 là gì? 

Sau đây là những tính chất hóa học nổi bật của bạc nitrat: 

  • Tham gia phản ứng oxi hóa khử: 

N2H4 + 4AgNO3  → 4Ag + N2 + 4HNO3

H3PO3 + 2AgNO3 + H2O → 2Ag + H3PO4 + 2HNO3

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

  • Tham gia phản ứng phân hủy:

 AgNO3 → 2Ag + 2NO2  + O2

  • Có phản ứng với NH3: 

2AgNO3 + 2NH3 · H2O → Ag2O + H2O + 2NH4NO3 (lượng nhỏ amoniac)

AgNO3 + 3NH3 · H2O → Ag(NH3)2OH + NH4NO3 + 2H2O (amoniac dư)

  • Tham gia phản ứng với axit: 

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

HBr + AgNO3 → AgBr  + HNO3

  • Phản ứng với NaOH: 

2NaOH + 2AgNO3 → 2NaNO3 + Ag2O  + H2O

  • Phản ứng với khí clo:

Cl2 + H2O → HCl + HClO HCl + AgNO3 → AgCl  + HNO3

4. Điều chế AgNO3 Bạc Nitrat ra sao? 

Sau đây là một số cách giúp điều chế AgNO3: 

  • 3 Ag + 4 HNO3(lạnh và loãng) → 3 AgNO3 + 2 H2O + NO
  • 3 Ag + 6 HNO3(đậm đặc, nóng) → 3 AgNO3 + 3 H2O + 3 NO2

(Lưu ý: Quá trình này cần điều kiện có tủ hút khí độc do chất độc nitơ ôxit sinh ra trong phản ứng vô cùng nguy hiểm). 

Điều chế AgNO3 Bạc Nitrat ra sao

Điều chế AgNO3 Bạc Nitrat ra sao

5. Những ứng dụng quan trọng của AgNO3 trong cuộc sống, sản xuất 

5.1 Ứng dụng của AgNO3 trong hóa phân tích

  • Bạc Nitrat được dùng để kết tủa các ion clorua.
  • AgNO3 được sử dụng để hiệu chuẩn dung dịch natri clorua.

>>>XEM THÊM:Sodium chloride NaCl 99%, Việt Nam, 50kg/bao

>>>XEM THÊM:Sodium chloride 99% NaCl, Ấn Độ, 25kg/bao

5.2 Ứng dụng trong công nghiệp của AgNO3

  • Được sử dụng để sản xuất các muối bạc khác.
  • AgNO3 được sử dụng để tạo ra chất kết dính dẫn điện, máy lọc khí mới, quần áo cân bằng áp suất mạ bạc hay gang tay để làm việc trực tiếp.
  • Nó cũng là vật liệu nhạy sáng cho phim, phim x-quang và phim ảnh.
  • Được sử dụng để mạ bạc các linh kiện điện tử và thủ công mỹ nghệ khác…
  • AgNO3 được sử dụng trong sản xuất pin bạc – kẽm.
Ứng dụng trong công nghiệp của AgNO3

Ứng dụng trong công nghiệp của AgNO3

5.3 Các ứng dụng trong y học của AgNO3

AgNO3 có vai trò quan trọng trong y học, chúng giúp ăn mòn mô hạt tăng sinh và dung dịch loãng, sử dụng để làm thuốc diệt nấm trong chữa trị nhiễm trùng mắt.

5.4 Những ứng dụng khác

Hóa chất này là một tác nhân để phát hiện aldehyd và đường. 

Sử dụng để đo các ion clorua, chất xúc tác để xác định mangan, mạ điện, chụp ảnh và tô màu sứ.

6. Một số thông tin cần lưu ý về AgNO3

6.1 AgNO3 có độc hại hay không?

  • AgNO3 là một chất rắn gây oxy hóa, nhóm 2, H272
  • Chúng ăn mòm kim loại, nhóm 1, H290
  • Ăn mòn da, Nhóm 1 B, H314
  • Gây nguy hại cấp tính và mãn tính đối với môi trường thủy sinh

6.2 Những biện pháp xử lý khi tiếp xúc với AgNO3

  • Nếu AgNO3 tiếp xúc với da: Cần phải cởi bỏ tất cả các quần áo bị nhiễm độc ngay, sau đó rửa sạch da bằng nước hoặc tắm ngay.
  • Nếu hóa chất này tiếp xúc với mắt: Cần rửa sạch với nhiều nước.
  • Nếu chẳng may nuốt phải hóa chất: Cần lập tức uống nước (không quá hai cốc) và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy không khỏe để được điều trị kịp thời. 
Cần sơ cứu kịp thời khi AgNO3 tiếp xúc với mắt

Cần sơ cứu kịp thời khi AgNO3 tiếp xúc với mắt

7. Gợi ý địa chỉ nên mua AgNO3 chất lượng nhất tại Hà Nội, TP HCM

Nếu bạn đang muốn tìm mua sản phẩm AgNO3 trên thị trường thì đừng nên bỏ qua Công ty hóa chất Khoangsanvina.com – Đây là đơn vị tin cậy chuyên cung cấp các loại hóa chấtuy tín, chất lượng và giá thành tốt nhất hiện nay. 

Gợi ý địa chỉ nên mua AgNO3 chất lượng nhất tại Hà Nội, TP HCM

Gợi ý địa chỉ nên mua AgNO3 chất lượng nhất tại Hà Nội, TP HCM

Để liên hệ Khoangsanvina.com, bạn hãy tham khảo một số cách dưới đây: 

  • Địa chỉ khu vực Hà Nội: Số 9 Ngõ 51, Lãng Yên, Hai Bà Trưng – Hà Nội.
  • Địa chỉ khu vực Hồ Chí Minh: Số 43, Đường số 19, Phường An Phú, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ khu vực Cần Thơ: Số 55 đường 3/2, phường Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
  • Nhà máy: Văn Lâm – Hưng Yên.
  • Kho Hải Hà: Lô CN5.2Q, Khu hóa chất hóa dầu, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng.
  • Hotline: 0826 010 010
  • Email: sales@hoachat.com.vn
  • Website: vietchem.com.vn

8. Các câu hỏi thường gặp về AgNO3

8.1. AgNO3 là chất vô cơ hay chất hữu cơ?

Nhìn vào công thức phân tử có thể thấy, trong thành phần cấu tạo của AgNO3 không có sự tham gia của nguyên tố C. Chính vì vậy, nó là một chất vô cơ trong số các chất hoá học.

8.2. Trong các phản ứng hoá học, AgNO3 đóng vai trò như thế nào?

Trong những phản ứng hoá học, hợp chất này đóng vai trò một chất oxy hoá. Khi được hòa tan trong nước thành dung dịch, AgNO3 sẽ phân ly thành các ion Ag+ và NO3-. Nó thường được sử dụng để nhận diện sự có mặt hay không của ion clorua trong một dung dịch nhất định.

8.3. Điều kiện bảo quản AgNO3 tốt nhất là bao nhiêu độ?

Do tính chất riêng của mình, hoá chất này giữ được phẩm chất tốt nhất khi bảo quản trong điều kiện từ +15 đến +25 độ C. Đặc biệt, nên tránh để hoá chất bị tiếp xúc với không khí hay các chất lượng khác làm ảnh hưởng đến chất lượng, độ tinh khiết của nó.

Với những chia sẻ qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn AgNO3 là gì? Có những tính chất và ứng dụng ra sao và những lưu ý cần thiết khi tiếp xúc với hóa chất này để đảm bảo an toàn nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay qua số hotline 0826 010 010 để được các chuyên viên của Khoangsanvina.com giải đáp và hướng dẫn mua bạc nitrat nhanh chóng nhất. 

Cảm ơn bạn đã xem bài viết AgNO3 là gì? Những thông tin cần lưu ý về hợp chất này  tại Khoangsanvina.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.