Bạn đang xem bài viết Hiện tượng phú dưỡng là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách ngăn chặn phú dưỡng tại Khoangsanvina.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện tượng phú dưỡng gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng cho môi trường cũng như sức khỏe và cả đời sống của sinh vật dưới nước. Vậy hiện tượng phú dưỡng là gì, nguyên nhân thực sự và cách ngăn chặn như thế nào? Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này thì đừng bỏ qua thông tin mà Vietchem chia sẻ dưới đây.
1. Hiện tượng phú dưỡng là gì?
Phú dưỡng hay phú dưỡng hóa là tình trạng mà ao hồ, sông ngòi tiếp nhận các nguồn thải chứa chất dinh dưỡng như Photpho, Nitơ một cách quá mức. Điều này đã khiến cho khả năng tự điều hóa của hồ ao mất kiểm soát. Khi đó, dung lượng dinh dưỡng dư thừa sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của thực vật nước, tảo.
Phú dưỡng là tình trạng rất thường gặp ở ao, hồ
Đặc điểm mà bạn có thể nhận biết phú dưỡng đó chính là nước ao có màu xanh của tảo hay các loại cá chết nổi lên trên mặt nước. Nếu vấn đề này không được xử lý thì sẽ ngày càng nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường.
2. Nguyên nhân gây nên hiện tượng phú dưỡng là gì?
Phú dưỡng là hiện tượng tự nhiên nhưng do tác động từ con người nên quá trình này được đẩy nhanh hơn. Nguyên nhân khiến cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn là do:
2.1. Lượng phân bón trong nông nghiệp tích tụ
Phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nông nghiệp giúp cho cây trồng phát triển. Nhiều người cho rằng dùng phân bón càng nhiều thì cây sẽ ngày càng tốt hơn. Thế nhưng, cây trồng chỉ hấp thụ một phần và khi phần còn lại sẽ trôi xuống ao, hồ, sông.
Dư lượng phân bón này khi vào nước sẽ gây ra nhiều vấn đề. Không chỉ là ảnh hưởng chất lượng nước mà còn làm mất đi cân bằng sinh thái môi trường nước.
2.2. Nước thải từ hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi chưa qua xử lý
Nước thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hay chăn nuôi khi chưa xử lý đã thải ra môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng phú dưỡng. Hành đồng này không chỉ gây ô nhiễm mà còn mang đến nhiều chất thải độc hại khác như kim loại nặng, dầu mỡ,…
Nước thải từ các hoạt động chưa qua xử lý
2.3. Các hiện tượng sạt lở, xói mòn
Ngoài những nguyên nhân kể trên, các hiện tượng như xói mòn, sạt lở cũng là nguyên nhân dẫn đến phú dưỡng. Khi sạt lở, xói mòn xảy ra sẽ kéo theo chất dinh dưỡng từ đất vào nước. Việc này dẫn đến tích tụ ngưng đọng quá mức gây nên nhiều vấn đề trong nguồn nước.
3. Tác động của hiện tượng phú dưỡng là gì?
Khi phú dưỡng xảy ra sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và cả con người.
3.1. Gây mùi hôi thối, ảnh hưởng mỹ quan xung quanh
Phú dưỡng hóa sẽ khiến cho nguồn nước có mùi hôi, thối gây khó chịu cho môi trường sống xung quanh. Cuộc sống của con người ở khu vực đó sẽ phần nào bị ảnh hưởng, đặc biệt là sức khỏe. Chưa dừng lại ở đó, khi chất dinh dưỡng dư thừa quá mức còn khiến cho thảo phát triển làm xuất hiện các mảng xanh lềnh bềnh trên mặt nước. Điều này làm mất cảnh quan của sông, ao, hồ và môi trường và tác động đến hoạt động du lịch, tham quan. Ngoài ra, các sinh vật trong nước cũng không còn môi trường sống phù hợp dễ bị bệnh, chết.
Gây mùi hôi thối xung quanh
3.2. Giảm chất lượng và oxy trong nước
Phú dưỡng xảy ra đồng nghĩa với chất dinh dưỡng gia tăng và các loại thực vật dưới nước sẽ phát triển mạnh. Chúng sẽ tiêu thụ lượng lớn oxy để thực hiện quang hợp nên làm giảm oxy trong nước. Hệ quả của việc này là sẽ khiến cho cá, tôm và các loại thủy sinh bị thiếu oxy cho quá trình phát triển và sinh sản. Thêm vào đó, chất lượng của nguồn nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
3.3. Làm mất sự cân bằng hệ sinh thái nước
Khi tảo phát triển quá mức sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái nước. Tảo ăn hết chất dinh dưỡng gây chênh lệch chuỗi thức ăn. Các loại sinh vật yếu thế hơn sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển vì phải cạnh tranh nguồn thức ăn.
3.4. Nguồn phát triển của ruồi muỗi và vi sinh vật
Khi môi trường nước có vấn đề là nguồn có các các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Những ai sống quanh khu vực này thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng vì nếu chẳng may sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm. Vấn đề về hô hấp là điều rất thường thấy đối với người sống ở nơi bị phú dưỡng.
4. Những cách ngăn chặn, xử lý phú dưỡng
Để ngăn chặn phú dưỡng hóa thì nên có biện pháp để kiểm soát, ngăn chặn.
4.1. Sử dụng phân bón hóa học vừa phải
Đây là giải pháp góp phần ngăn chặn hiện tượng phú dưỡng xảy ra. Chỉ nên dùng phân bón theo nhu cầu và ưu tiên phân hữu cơ thay vì hóa học. Chỉ nên dùng phân hóa vào thời điểm phù hợp với mùa vụ cây trồng để giảm bị trôi vào nước.
Hạn chế dùng phân bón hóa học
4.2. Tiến hành xây dựng nơi xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng sẽ giúp cho mọi người có không gian sống sạch, an toàn. Phần lớn nước thải đến từ sản xuất, sinh hoạt nên xây dựng nơi xử lý là cần thiết để tránh xả ra môi trường tự nhiên.
4.3. Xây hầm biogas để xử lý
Đối với nước thải từ chăn nuôi thì nên xây hầm biogas để xử lý. Như vậy sẽ giúp giảm tác động xấu đến môi trường.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn hiện tượng phú dưỡng là gì và những thông tin liên quan. Mong rằng sau khi tham khảo mỗi người sẽ rút ra được những bài học thực tế để giúp bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường sống nói chung.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hiện tượng phú dưỡng là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách ngăn chặn phú dưỡng tại Khoangsanvina.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.