Bạn đang xem bài viết Nitrat là gì? Những tác hại cần biết của NO3 tại Khoangsanvina.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nitrat là một hợp chất tự nhiên tồn tại bên trong cơ thể cũng như một số loại thực phẩm. Chúng được ứng dụng nhiều trong bảo quản và chế biến thực phẩm. Bài viết này Khoangsanvina.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu Nitrat là gì, chúng có cấu tạo phân tử ra sao, bên cạnh những lợi ích chúng gây hại gì cho con người và môi trường không? Hãy cũng theo dõi nhé!
Nitrat là gì? NO3 là gì?
Nitrat (nitrate) hay NO3 là một bazơ liên hợp của axit nitric, gồm có một nguyên tử nitơ trung tâm được bao quanh bởi ba nguyên tử oxy giống hệt nhau và xếp trên cùng một mặt phẳng tam giác. Nó gồm nhiều nguyên tử với công thức phân tử NO3–
Trong hóa học hữu cơ, NO3 là một nhóm chức năng với công thức hóa học chung RONO2. Trong đó, R là ký hiệu cho dư lượng hữu cơ.
Hầu hết các muối nitrat vô cơ đều hòa tan trong nước tại nhiệt độ cùng áp suất tiêu chuẩn
Nitrat là gì
Cấu tạo phân tử của NO3
Nitrat là gì? Cấu tạo phân tử của NO3
Nguồn gốc phát sinh NO3
– Nitrat được tạo ra tự nhiên từ nitơ có trong lòng đất. Quá trình hình thành nên chúng là một trong các giai đoạn không thể thiếu trong vòng tuần hoàn của nitơ ngoài tự nhiên.
– Thực phẩm cùng đồ uống hàng ngày của chúng ta cũng có chứa một hàm lượng nitrate tự nhiên. Thông thường, chất này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu nồng độ của chúng trong nước quá lớn hay chuyển hóa sang nitrit sẽ gây hại cho sức khỏe. Cây cối hấp thụ NO3 trong đất để có thể lấy các chất dinh dưỡng tạo thành một dư lượng nhỏ còn tồn đọng trong lá và quả.
– Khi vi sinh chuyển hóa phân bón cùng phân hủy xác động, thực vật cũng hình thành nên nitrat.
– Quá trình nitrat hóa
+ Quá trình nitrat hóa sẽ chuyển đổi amoni thành các nitrat nhờ vào những vi khuẩn sống trong đất với nhóm vi khuẩn nitrat hóa Pseudomonas là chủ yếu. Chúng sẽ chuyển đổi amoni thành nitrit, sau đó từ nitrit sang nitrat.
- Giai đoạn 1: Nhóm vi khuẩn nitrite hóa sẽ chuyển hóa NH4– thành NO2–
NH4+ + 1.5O2 → 2H+ + 2H2O + NO2–
NO2– + 0.5O2 → NO3–
- Giai đoạn hai: Nhóm vi khuẩn nitrat hóa sẽ chuyển hóa NO2– sang NO3–
NH4+ + 1.83O2 + 1.98HCO3– → 0.021C5H7O2N + 0.98NO3– + 1.041H2O + 1.88H2CO3–
NH4+ + 1.9O2 + 2HCO3 → 1.9CO2 + 2.9H2O + 0.1CH2
Quá trình nitrat hóa diễn ra do các vi khuẩn sống trong đất,…
Nitrat gây nên những tác hại gì?
1. Đối với con người
- Tuyệt đối không cho trẻ em uống nước hoặc ăn thực phẩm có chứa hàm lượng nitrat vượt quá 10mg/l, sẽ gây bệnh da xanh ở trẻ nếu vượt quá lượng cho phép.
- Khi Nitrat được hấp thuj vào máu, các hemoglobin (có chức năng vận chuyển oxy trong máu) sẽ bị chuyển thành methemoglobin. Chất này không có hoặc làm suy giảm chức năng vận chuyển oxy, từ đó gây ra hiện tượng các tế bào không đủ oxy để hoạt động. Methemoglobin trong cơ thể trẻ không thể chuyển hóa ngược lại thành hemoglobin nên có thể dẫn đến tính trạng thiếu oxy và gây tử vong.
- Một người trưởng thành khỏe mạnh có thể chịu được một lượng tương đối lớn nitrat mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một pần được thải ra qua đường nước tiểu. Một phần cơ thể sẽ hấp thụ lại và dẫn đến việc mắc một số bệnh do sự hình thành của các nitrosamines.
2. Đối với sinh vật
- Trong nuôi trồng thủy hải sản: nếu nồng độ nitrat quá cao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng của các sinh vật. Khi hàm lượng chất trong nước quá cao sẽ gây ra hiện tượng tôm bị cụt râu, tổn thương gan, tụy, dẫn đến làm giảm quá trình hấp thụ và chuyển hóa năng lượng của tôm.
- Ngoài ra, chất này còn gây tình trạng thiếu oxy ở cá, khi bị ngộ độc nitrat các sẽ có biểu hiện bỏ ăn, màu sắc nhợt nhạt, bơi lội chậm chạp, mất thăng bằng, co giật và tử vong.
Hàm lượng NO3 trong nước quá cao gây bệnh gan tụy ở tôm
3. Đối với môi trường
- Nếu cây cối khi kịp hấp thụ hết lượng nitrat, khi mưa xuống hay nước tưới sẽ làm cho nó bị ngấm vào lòng đất, dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
Khi mưa xuống làm ngấm lượng nitrat dư xuống lòng đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước
Tiêu chuẩn hàm lượng nitrit cùng nitrat cho phép
Theo QCVN 01:2009/BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong chất lượng nước ăn uống thì:
- Hàm lượng của nitrat trong nước ăn uống có giới hạn tối đa cho phép là 50mg/l
- Hàm lượng của nitrit trong nước ăn uống có giới hạn tối đa cho phép là 3mg/l
Tìm hiểu về test NO3 sera – sản phẩm dùng trong test nhanh NO3
- Đây là một loại test kit chuyên dụng được dùng trong kiểm tra hàm lượng NO3 tại môi trường nước, nhất là trong ao nuôi trồng thủy sản.
- Hiện nay sản phẩm test NO3 sera của Đức đang là bộ test nhanh NO3 được ưa chuộng với khả năng cho kết quả nhanh và độ chính xác cao cùng sử dụng dễ dàng.
Tên sản phẩm |
Test NO3 sera |
Xuất xứ |
Đức |
Quy cách đóng gói |
– Mỗi hộp nặng: 120g – Kích thước hộp: 9 x 4 13,5 cm – Nguyên thùng gồm 60 hộp – Mỗi thùng có kích thước: 57 x 45 x 17cm – Một bộ cung cấp gồm có: + 3 lọ test NO3 sera 1ml + 1 ống nghiệm chia vạch + Hướng dẫn sử dụng + Hộp đựng |
Hướng dẫn sử dụng |
– Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng nước cần kiểm tra, sau đó đổ 10ml mẫu nước vào trong đó. Lau khô bên ngoài lọ. – Lắc đều lọ thuốc số 1 và tiến hành nhỏ 6 giọt vào trong lọ chứa mẫu nước trên. Thực hiện tương tự với lọ 2 – Cho 1 muỗng lường thuốc thử số 3 vào lọ chứa mẫu và đậy nắp, sau đó lắc đều trong 15 giây – Lắc đều lọ thuốc thử số 4 và cho 6 giọt vào trong lọ mẫu, sau đó lắc đều dung dịch – Sau 5 phút thì đối chiếu cùng bảng so màu. Lưu ý nên thực hiện việc so màu tại nơi có ánh sáng tự nhiên |
Bảo quản |
– Đóng kín nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng xong – Bảo quản ở nơi thoáng mát, xa với tầm tay trẻ em |
Bộ test nhanh NO3 sera cho kết quả nhanh, chính xác
Trên đây là những thông tin cơ bản về nitrat là gì? những ảnh hưởng cũng như hàm lượng cho phép của nó trong nước ăn uống mà Khoangsanvina.com đã tổng hợp lại. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua sản phẩm Test NO3 sera của Đức thì Khoangsanvina.com là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Mọi thắc mắc về sản phẩm test nhanh NO3, quý khách vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi qua hotline 0826 010 010 để nhận được thông tin chi tiết cũng như báo giá tốt nhất nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nitrat là gì? Những tác hại cần biết của NO3 tại Khoangsanvina.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.