16/04/2020 – Những năm gần đây, nhiều hộ dân bước đầu ứng dụng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGap, quản lý chặt chẽ về con giống, dịch bệnh và việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

       Tại ao nuôi cá theo hướng VietGAP của gia đình ông Trần Văn Cương, thôn Tháp Dương, xã Trung Kênh (Lương Tài) định kỳ 2 tuần một lần cá được bắt lên để cân đo, các thông số được ghi chép cẩn thận. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển của cá nhằm định hướng khối lượng thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát thức ăn cũng như tránh việc thức ăn dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Ngoài ra, tất cả các hoạt động, khả năng ăn mồi của cá nuôi; các yếu tố môi trường nước, pH, độ trong, nhiệt độ, các loại địch hại được theo dõi và kiểm tra hàng ngày. Định kỳ 10-12 ngày ao được khử trùng bằng vôi bột, chế phẩm vi sinh nhằm duy trì màu nước, ổn định pHTrao đổi với chúng tôi ông Cương chia sẻ: “Với 1,5 mẫu mặt nước nuôi thả cá theo phương pháp truyền thống, những năm trước đây, gia đình tôi thường thu hoạch được khoảng 6 tấn tấn cá/năm. Từ năm 2019 tôi được Chi cục Thủy sản tỉnh lựa chọn tham gia mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực tế nuôi cá theo hình thức này, tốc độ cá lớn nhanh, năm 2019, gia đình thu hoạch được gần 9 tấn cá, tăng gần 3 tấn so với các năm trước đây”. Ông Trần Văn Tuấn cũng là một trong những hộ tham gia mô hình cho biết thêm: “Nhà tôi nuôi cá từ nhiều năm nay, nhưng theo hình thức nuôi bán thâm canh, cá hay bị dịch bệnh. Khi tham gia mô hình, tôi thấy chi phí thức ăn giảm hẳn do có cách chăm sóc hợp lý, cá ít bệnh, tăng trọng nhanh và cho hiệu quả cao hơn so với trước”. Toàn tỉnh hiện có 155 cơ sở nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó 117 cơ sở nuôi trong ao đất tại các huyện: Lương Tài, Tiên Du, Gia Bình, Thuận Thành, Yên Phong và 38 cơ sở nuôi cá lồng trên sông tại các huyện: Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành.

Mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình ông Trần Văn Cương, xã Trung Kênh (Lương Tài).

       Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2017, Chi cục Thủy sản xây dựng và triển khai mô hình nuôi cá theo hướng VietGAP tại xã Lạc Vệ (Tiên Du). Đến nay, sau hơn 3 năm triển khai, nhiều địa phương tích cực hưởng ứng phương pháp nuôi cá theo tiêu chuẩn Viet GAP. Các cơ sở này được tập huấn, tư vấn kỹ thuật, lấy mẫu kiểm tra, đánh giá, phân tích chất lượng nước, được Tổng cục Thủy sản cấp giấy chứng nhận. Áp dụng phương pháp nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, mật độ thả giống sẽ cao hơn so với nuôi bình thường từ 20-30%, chi phí thuốc men, phòng trừ dịch bệnh cũng giảm đáng kể. Hơn nữa, sản phẩm được xác nhận nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nên cá nuôi theo hướng VietGAP bảo đảm về chất lượng và giá cả cao hơn.

       Có thể khẳng định các mô hình “Nuôi cá theo hướng VietGAP” đã và đang mở ra hướng phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện môi trường, thay đổi nhận thức của người dân về kỹ thuật nuôi an toàn theo quy chuẩn cũng như bảo đảm tính bền vững trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, để nhân rộng và phát triển mô hình nuôi cá theo hướng VietGAP còn gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân là hầu hết các diện tích nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún. Việc đầu tư thâm canh của nông dân còn nhiều hạn chế. Thiếu nguồn cung con giống, công tác kiểm dịch chất lượng con giống còn nhiều lỗ hổng… Thời gian tới, để việc nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn, Chi cục Thủy sản tỉnh đang tích cực phối hợp với các địa phương hoàn thiện quy hoạch các vùng nuôi thâm canh tập trung, hướng đến phát triển sản xuất giống tại chỗ và đẩy mạnh chuyển giao quy trình kỹ thuật đến nông dân.

Nguồn: http://vca.org.vn/


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH KS KIM HẢI

Địa chỉ: 92/58 Vườn Lài, P. An Phú Đông, Q.12, TPHCM

Email: kimtaidaihai@gmail.com

Hotline: 0934 162 821

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *