Quản lý khoáng sản ở khu vực dự trữ để phát triển dự án trên mặt

09/04/2020 - Sáng 9/4, Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam đã có buổi báo cáo với Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về nội dung dự thảo Nghị định Quản lý khoáng sản ở các khu vực dự trữ để phát triển các dự án trên mặt.

Ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng cho biết, ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về việc triển khai ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 355/VPCP-CN, Tổng cục đã chủ động làm việc với Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp về thẩm quyền ban hành Nghị định và đã có Phiếu trình báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng về nội dung này.

Đồng thời Tổng cục đã tiến hành triển khai xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị định, cụ thể: Về Tờ trình Chính phủ, tiếp thu ý kiến thẩm định, Tổng cục đã bổ sung cơ sở thực tiễn về sự cần thiết của việc xây dựng Nghị định, theo đó đã bổ sung nội dung phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường;

Bổ sung thống kê trữ lượng khoáng sản cần dự trữ tại từng địa phương, thông tin về nhu cầu triển khai các dự án trên mặt đầu tư trong khu vực dự trữ khoáng sản tại các địa phương như Bình Thuận, Ninh Thuân, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam....;

Dự kiến về các mâu thuẫn, xung đột lợi ích có thể xảy ra, vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, sở hữu tài nguyên quốc gia ở khu vực dự trữ.

Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định, Tổng cục đã rà soát 05 chính sách dự kiến đưa vào nội dung dự thảo Nghị định như đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời nghiên cứu ý kiến đề nghị bổ sung 02 chính sách của Bộ Tư pháp: Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có khoáng sản dự trữ; Việc xử lý khiếu kiện, tranh chấp giữa các chủ thể, kể cả tranh chấp, khiếu kiện quốc tế (nếu có) khi có sự thay đổi (điều chỉnh) thời gian dự trữ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư dự án trên mặt.

Trên cơ sở đó, Tổng cục đã rà soát, sắp xếp và bố cục lại thành 05 chính sách, đó là: Thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia phải đảm bảo nhu cầu sử dụng khoáng sản, đồng thời phát triển các dự án trên mặt, nhằm phát huy sử dụng hiệu quả, tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Xác lập cơ sở pháp lý để đầu tư các dự án phát triển trên mặt trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải phù hợp các quy định của pháp luật về đầu tư, khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

Việc triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên mặt phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Việc điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (về thời gian, diện tích dự trữ) phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đang triển khai dự án phát triển trên mặt.

Quản lý nhà nước đối với các dự án phát triển trên mặt; quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có liên quan.

Riêng về vấn đề thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia, Tổng cục trưởng cho biết, Tổng cục đã rà soát, làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn khi đề xuất thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia, trong đó có việc xem xét quy định thời gian tối tiểu đủ để phát triển các dự án kinh tế-xã hội trên khu vực dự trữ hoạt động có hiệu quả, phát huy tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Tổng cục đã đề xuất 2 phương án giải quyết vấn đề. Phương án 1: tối thiểu 25 năm nhưng không quá 50 năm. Phương án 2: tối thiểu 25 năm và không quy định thời gian tối đa. Trên cơ sở phân tích khoa học và thực tiễn, Tổng cục đề nghị lựa chọn Phương án 1, đó là: Thời gian dự trữ khoáng sản tối thiểu 25 năm nhưng không quá 50 năm.

Sau khi nghe báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quý Kiên khẳng định sự cần thiết phải xây dựng và ban hành một văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo quản lý, bảo vệ khoáng sản, vừa tạo điều kiện để triển khai các dự án phát triển kinh tế trên mặt tại các khu vực có khoáng sản dự trữ quốc gia.

Thứ trưởng cũng yêu cầu Nghị định phải phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quản lý tài nguyên khoáng sản; quản lý các hoạt động liên quan đến bảo vệ khoáng sản dự trữ quốc gia, đồng thời phát huy tối đa nguồn tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản để phát triển kinh tế-xã hội.

Nội dung Nghị định không trái với quy định của Luật khoáng sản, Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các Luật khác, bảo đảm tính thống nhất trong quản lý toàn diện của Chính phủ; không chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Các quy định trong các điều, khoản của Nghị định phải rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, dễ hiểu cho mọi đối tượng khi áp dụng; đảm bảo tính hợp lý, thống nhất giữa các điều, khoản của Nghị định, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với hoạt động thực tế, có tính khả thi.

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/

Phạm Thu Hà


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH KS KIM HẢI

Địa chỉ: 92/58 Vườn Lài, P. An Phú Đông, Q.12, TPHCM

Email: kimtaidaihai@gmail.com

Hotline: 0934 162 821


Tin tức liên quan

Thu hồi khí thải lò vôi công nghiệp để sản xuất CO2 lỏng là giải pháp hữu hiệu để xóa bỏ lò vôi thủ công ở Việt Nam

Thu hồi khí thải lò vôi công nghiệp để sản xuất CO2 lỏng là giải pháp hữu hiệu để xóa bỏ lò vôi thủ công ở Việt Nam

Ngày 7/2/2020 - Việc triển khai đầu tư công nghệ sản xuất vôi công nghiệp và sản xuất CO2 lỏng từ nguồn khí thải các lò vôi công nghiệp chắc chắn sẽ là một giải pháp hữu hiệu mang lại lợi ích cho DN, góp phần BVMT.
Bắc Ninh: Nhân rộng mô hình VietGap trong nuôi trồng thủy sản

Bắc Ninh: Nhân rộng mô hình VietGap trong nuôi trồng thủy sản

16/04/2020 - Những năm gần đây, nhiều hộ dân bước đầu ứng dụng thành công mô hình nuôi trồng thủy sản theo quy trình VietGap, quản lý chặt chẽ về con giống, dịch bệnh và việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nghệ An: Chuẩn bị đấu giá 7 khu vực mỏ khoáng sản

Nghệ An: Chuẩn bị đấu giá 7 khu vực mỏ khoáng sản

16/03/2020- Sở TN&MT tỉnh Nghệ An vừa có Thông báo bán hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 07 khu vực mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh: Cần quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát

Khai thác khoáng sản tại Quảng Ninh: Cần quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát

25/03/2020 - Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện có gần 150 giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực. Tuy nhiên, cơ chế quản lý hoạt động khoáng sản còn nhiều bất cập về kê khai sản lượng, đất đá thải mỏ còn tồn lớn...
Điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên cát, sỏi, đá xây dựng

Điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên cát, sỏi, đá xây dựng

Bộ Tài chính vừa điều chỉnh khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhiều loại tài nguyên khoáng sản không kim loại như cát, sỏi, đá xây dựng...
Đánh giá, thông qua trữ lượng 3 mỏ khoáng sản

Đánh giá, thông qua trữ lượng 3 mỏ khoáng sản

25/09/2023 - Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia vừa thông qua trữ lượng các mỏ khoáng sản quặng chì-kẽm và đá vôi làm nguyên liệu xi măng ở 3 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương...
Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu vôi, đôlômit nung công nghiệp

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu vôi, đôlômit nung công nghiệp

Ngày 6/1/2020 - Doanh nghiệp tự khai báo và chịu trách nhiệm về lượng sản phẩm vôi, đôlômit nung xuất khẩu, đảm bảo không vượt quá công suất của mỗi cơ sở sản xuất theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy hoạch.
Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ mới

Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ mới

24/03/2020 - Nghị định số 95/2019/ NĐ-CP của Chính phủ về quản lý vật liệu được ghi nhận với nhiều điểm mới đã chính thức có hiệu lực. Đặc biệt Nghị định 95 khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng áp dụng công nghệ mới, giảm tác động đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và tuân thủ đúng quy hoạch.

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng